Bài học

Giải thích các đặc điểm của vị thế

Giao dịch forex và CFD là một sản phẩm sử dụng đòn bẩy. Điều đó có nghĩa là, nếu thị trường biến động bất lợi đối với các vị thế của bạn, khoản lỗ bạn phải chịu sẽ bị nhân lên với tỷ lệ đòn bẩy mà bạn đã chọn. Một số nhà giao dịch lựa chọn sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao vì họ có thể kiếm được lợi nhuận gấp nhiều lần nếu thị trường biến động theo hướng có lợi đối với các vị thế của họ. Tuy nhiên nhưng cần lưu ý rằng tỷ lệ đòn bẩy cao hơn cũng có thể dẫn đến thua lỗ nhiều hơn. Do đó, trong giao dịch, điều quan trọng là bạn cần đảm bảo rằng bạn hiểu cách sử dụng các công cụ khác nhau tuỳ theo mục đích của mình.

Đòn bẩy
Khi bạn mua một ngôi nhà, bạn thường phải thanh toán trước một khoản đặt cọc và vay phần còn lại. Số tiền bạn đã vay được gọi là đòn bẩy. Điều tương tự cũng áp dụng trong giao dịch. Nếu bạn muốn giao dịch với số tiền lớn hơn số tiền bạn sở hữu, bạn có thể sử dụng đòn bẩy. Nhà môi giới thường sẽ cung cấp các tỷ lệ đòn bẩy khác nhau từ 1:50 đến 1:1000. Cần lưu ý là, đòn bẩy càng cao thì tổn thất hoặc lợi nhuận của bạn càng lớn. Do đó, khi sử dụng đòn bẩy, về cơ bản rủi ro của bạn đang tăng lên. Để giúp bạn tránh lựa chọn tỷ lệ đòn bẩy cao hơn mức độ rủi ro bạn có thể chấp nhận với tư cách là nhà giao dịch, BDSwiss thực hiện một bài kiểm tra để đánh giá tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với bạn. Nếu bạn chưa đủ kiến ​​thức để sử dụng đòn bẩy một cách hợp lý, bạn sẽ bị giới hạn sử dụng một tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn. Nhưng trước tiên hãy cùng quay lại tìm hiểu cách thức hoạt động của đòn bẩy…

Trong một giao dịch tiền tệ, nếu tỷ lệ đòn bẩy là 1:50, cứ mỗi một Euro vốn đầu tư bạn bỏ ra, bạn sẽ vay thêm 49 Euro. Về cơ bản, mỗi một Euro của bạn được nhân lên với 50. Vì vậy, nếu bạn mở một vị thế trị giá €1000 với đòn bẩy 1:50, bạn cần có ít nhất €20 trong số dư tài khoản của mình. Về bản chất, bạn đang bỏ €20 tiền của mình và vay thêm $980.

Ký quỹ
Nếu đòn bẩy được định nghĩa là số tiền bạn đi vay, thì ký quỹ ngược lại là số tiền của chính bạn bỏ ra. Ký quỹ là số tiền bạn đầu tư cho một giao dịch nhất định và nó cũng là số tiền bạn có thể bị mất nếu thị trường đi ngược lại với dự đoán của bạn. Quay trở lại ví dụ trước của chúng tôi, €20 mà bạn đã đầu tư chỉ là “tiền ký quỹ ban đầu”. Ký quỹ cũng là thuật ngữ được sử dụng để chỉ số tiền mà bạn cần có trong tài khoản của mình để duy trì một vị thế – đây được gọi là ký quỹ duy trì. Điều này có nghĩa là nếu bạn phải chịu khoản lỗ lớn hơn €20, bạn vẫn có thể giữ vị thế của mình, tuy nhiên về cơ bản phần ký quỹ khả dụng – hay nói cách khác là số dư tài khoản của bạn – sẽ chịu rủi ro nếu thị trường tiếp tục biến động theo xu hướng ngược lại với dự đoán của bạn.

Nếu vị thế của bạn biến động theo chiều hướng tiêu cực và có thể khiến toàn bộ tài khoản của bạn thua lỗ, vị thế sẽ tự động bị đóng. Đó là thời điểm bạn nhận được yêu cầu bổ sung ký quỹ, và nó tuỳ thuộc vào mỗi nhà môi giới khác nhau. Khi bạn nhận được một yêu cầu bổ sung ký quỹ, nếu bạn vẫn muốn duy trì vị thế của mình, bạn có thể ngăn chặn việc tự động đóng vị thế bằng cách nạp thêm tiền. Trên nền tảng MT4, số tiền mà bạn vẫn có thể giao dịch thường được gọi là “ký quỹ khả dụng”, trong khi số vốn chủ sở hữu của bạn đang được sử dụng thường được gọi là “ký quỹ đã sử dụng”.

Rủi ro
Rủi ro được hiểu là số tiền mà bạn đang đầu tư. Tuy nhiên, như chúng tôi đã giải thích, rủi ro trong giao dịch forex chịu tác động của đòn bẩy và ký quỹ. Trong forex, tỷ lệ đòn bẩy cao có thể gia tăng lợi nhuận của bạn lên gấp nhiều lần nhưng nó cũng có thể khiến toàn bộ số dư tài khoản của bạn bị đe dọa. Do đó, quản lý rủi ro là việc rất quan trọng. Với tư cách là một nhà giao dịch, bạn cần đảm bảo rằng bạn hiểu rõ những rủi ro liên quan đến giao dịch các sản phẩm đòn bẩy như Forex và CFD.

SLệnh dừng, lệnh giới hạn, lệnh dịch chuyển mức cắt lỗ và dung sai giá
Khi giao dịch không đi theo hướng bạn dự đoán, bạn chỉ có hai lựa chọn: chấp nhận thua lỗ và đóng vị thế của bạn, hoặc giữ nguyên vị thế bị giảm giá. Do đó, một nhà giao dịch thận trọng luôn đặt lệnh dừng và lệnh giới hạn cho vị thế CFD của họ. Nếu bỏ qua bước này và duy trì vị thế thua lỗ quá lâu với hy vọng giá sẽ phục hồi, bạn sẽ phải chịu rủi ro hoặc bỏ lỡ các cơ hội kiếm lời khác.

Lưu ý rằng, bạn đừng bao giờ duy trì một vị thế CFD mở mà không theo dõi chúng! Nếu không thể liên tục quan sát các vị thế mở của mình, bạn cần sử dụng lệnh dừng và lệnh giới hạn. Điều này sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi mọi diễn biến bất ngờ có thể xảy ra.

Bạn có thể lựa chọn các phương án sau:
Lệnh cắt lỗ – giới hạn thua lỗ
Nếu muốn đặt hoặc chỉnh sửa một giao dịch, bạn có thể đặt lệnh cắt lỗ (SL). Lệnh này sẽ bảo vệ bạn khỏi những khoản lỗ lớn hơn, vì nó sẽ tự động đóng vị thế của bạn ở mức giá thị trường có thể khớp khi giá tiệm cận mức giá cắt lỗ. Về bản chất, SL hoạt động như một công cụ phòng ngừa rủi ro. Để sử dụng SL một cách thích hợp, bạn cần trả lời câu hỏi: Tại mức giá nào thì quyết định của bạn là sai lầm?

Để trả lời câu hỏi này, bạn cần xem xét đặc điểm của mỗi giao dịch. Chẳng hạn, giá có biến động nhiều không? Đó là một vị thế mua hay bán? Có tin tức quan trọng nào sắp được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến tài sản bạn giao dịch không? Tỷ lệ phần trăm tối đa giá có thể thay đổi mà tại đó bạn cho rằng thua lỗ sẽ vượt quá mức độ chấp nhận rủi ro của bạn? Quan trọng hơn, nếu bạn thực hiện nhiều giao dịch cùng lúc, bạn cần đánh giá rủi ro tổng thể khi đặt các lệnh SL. Trong trường hợp xấu nhất, tất cả các lệnh của bạn bị dừng, tổng thua lỗ sẽ là bao nhiêu? Nó có phù hợp với chiến lược quản lý rủi ro của bạn không?

*Vui lòng lưu ý số điểm chênh lệch tối thiểu được áp dụng khi đặt lệnh cắt lỗ.

Chốt lời – đảm bảo lợi nhuận.
Dựa theo nguyên tắc tương tự như lệnh cắt lỗ, bạn cũng có thể tự động chốt lời. Lệnh chốt lời có thể bảo vệ bạn khỏi tình huống giá biến động khiến một giao dịch có lợi nhuận trở thành một giao dịch có lợi nhuận thấp hơn hoặc thậm chí là một giao dịch thua lỗ.

*Vui lòng lưu ý số điểm chênh lệch điểm tối thiểu được áp dụng khi đặt lệnh chốt lời.

Các ví dụ và đồ thị sau đây chỉ dành cho mục đích minh họa và không được coi là khuyến nghị giao dịch:

Ví dụ
Bạn mở một hợp đồng tiêu chuẩn (mua) cho cặp tiền EUR/USD. Dựa vào đồ thị, tùy thuộc vào chuyển động của thị trường, vị thế sẽ tự động đóng nếu nó đạt đến mức dừng hoặc giới hạn.

Lệnh này cho phép bạn mở vị thế mà không cần phải theo dõi nó liên tục!

Lệnh dịch chuyển mức cắt lỗ – đi theo xu hướng
Với lệnh dịch chuyển mức cắt lỗ, bạn có thể hưởng lợi từ các xu hướng đang diễn ra. Nếu xu hướng đảo ngược, dựa trên các tiêu chí được xác định trước, vị thế của bạn sẽ tự động đóng. Trước tiên, bạn cần xác định mức dừng, sau đó, với sự trợ giúp của thông số kỹ thuật điểm (tính theo phần mười pip), bạn có thể xác định quy tắc thay đổi mức dừng của bạn.

Ví dụ
Bạn mở một hợp đồng tiêu chuẩn (bán) cho cặp tiền EUR/USD ở mức giá $1,08486 và cắt lỗ tại $ 1,08986 với mức dịch chuyển cắt lỗ là 50 điểm. Giá giảm 50 điểm khiến mức dừng mới của bạn rơi xuống mức $1,08486. Nếu xu hướng này tiếp tục, mức cắt lỗ của bạn sẽ được cập nhật liên tục. Khi tỷ giá EUR/USD tăng đột ngột, vị thế của bạn sẽ tự động đóng.

Dung sai giá
Khi thực hiện giao dịch trực tiếp trên thị trường, biến động có thể gây ra chênh lệch giữa giá đặt giao dịch và giá thực hiện giao dịch. Sai khác này có thể gây bất lợi cho chiến lược giao dịch của bạn. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn có thể cài đặt dung sai giá. Nói cách khác, bạn sẽ xác định độ lệch tối đa – được tính bằng điểm – giữa giá mua/giá bán hiện tại mà bạn sẵn sàng chấp nhận.

Ví dụ
Giá mua/giá bán EUR/USD hiện đang giao dịch ở mức $1,08501/$1,08517. Bạn chỉ chấp nhận mở vị thế mua nếu độ lệch giá tối đa là 5 điểm. Giao dịch của bạn sẽ chỉ được mở nếu giá bán nằm ở mức dưới $1,08522, nếu không giao dịch sẽ bị hệ thống từ chối.